Use method _STA

Trước hết chúng ta cần biết method _STA là gì? Đây là method thể hiện tình trạng của devices

Enable hoặc Disable

Từ khái niệm trên chúng ta có thể dễ dàng suy nghĩ đến mình có thể force Enable hoặc Disable một device bất kì. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tiến hành thôi nào

Ở bài này mình sẽ lấy ví dụ là force on controller của I2c Device

Xác định ACPI Path

B1: Chuột phải vào logo Windows và chọn Device manager

B2: Tìm đến device cần Disable hoặc Enable

B3: Chuột phải và chọn Properties --> Details --> Bios Device Name --> Value

Hoặc Properties --> location path --> Bios Device Name --> Value

Ở đây ta sẽ có ACPI Path là \_SB.PCI0.I2C0.TPL0

Tiến hành sửa SSDT

B1: Tải SSDT-STA tại đây

Link Backup tại đây

B2: Thay các mục như ảnh bằng ACPI Path của các bạn

Bây h chúng ta sẽ chú ý đến mục mình đánh dấu số 1

  • Return (0x0F): Enable

    • Dùng để Force enable Devices

  • Return (Zero): Disable

    • Dùng để Force disable Devices

B3: Save lại và convert từ .aml sang .dsl theo hướng dẫn chi tiết tại đây

B4: Bỏ file SSDT-STA vào EFI --> OC --> ACPI và snapshot

Hoặc EFI --> Clover --> ACPI --> Patched

Patch Rename

B1: Cài đặt Python

B2: Dump DSDT theo hướng dẫn tại đây

B3: Mở DSDT và search Controller của device cần Enable hoặc Disable

B4: Xem trong Device vừa search được có Method (_STA hay không

Nếu có thì các bạn xem tiếp bên dưới nếu như không có Method (_STA thì các bạn có thể bỏ qua phần này và chỉ việc tận hưởng

B5: Ấn chọn FindReplace tất cả

  • Find: điền // _STA: Status

  • Replace: điền

Mục đích là để xoá dòng // _STA: Status

B6: Tải tool sau đây về

Link Backup tại đây

B7: Extract tool ra

B8: Copy toàn bộ nội dung file DSDT.dsl vào file DSDT.txt trong folder vừa được extract

Hoặc copy file DSDT.aml thay cho DSDT.dsl cũng được

B9: Tìm trong file DSDT.txt bạn vừa copy nội dung Method (_STA đã xác định ở bước 4

B10: Gõ chữ here vào trước Method (_STA

Hoặc bất cứ chữ gì mà bạn thích

Nhưng đảm bảo rằng đó là một chuỗi kí tự chưa từng xuất hiện trong DSDT

B11: Save lại

B12: Chạy cmd lên gõ lênh sau vào cmd cd + [Kéo folder vừa extract được vào]

B13: Tiếp tục gõ lệnh sau python count_sta_method.py

B14: Gõ chữ here

Hoặc chữ trước đó bạn đã nhập vào ở bước 10

Ở đây ta có biến _STA125 lần xuất hiện từ đầu cho đến chữ here

Ở đây ta sẽ giải thích 1 tí tool này dùng để đếm số biến _STA đã xuất hiện từ đầu cho đến Method (_STA mà bạn cần rename

Nó dựa vào vị trị chữ here hoặc các chuỗi ký tự mà bạn đã nhập vào ở bước 10

B15: Tải patch sau về

Link Backup tại đây

B16: Mở file Patch vừa tải về bằng propertree

B17: Thay thế mục Skip thành số lần xuất hiện của biến _STA

Như ở đây là 125

B18: Copy mục Root --> ACPI --> Patch vào file config.plist --> Root --> ACPI --> Patch

B19: Save lại

B20: Reboot và tận hưởng thôi

Check Patch Rename

Một số trường hợp tính Skip bị sai thì sẽ kéo theo rename sai các bạn có thể check rename bằng cách như sau

B1: Tải hackintool

B2: Mở hackintool ra vào tab --> Utilites --> Dump ACPI

B3: Mở file DSDT.dsl bằng Maciasl

B4: Search XSTA

Ở đây nó sẽ cho bạn biết bạn add patch rename là rename Method (_STA ở vị trị thứ bao nhiêu

Như ở đây minh đã rename đúng Method (_STA

Nội dung bài này bản quyền thuộc Heavietnam.

Vui lòng tôn trọng và trích dẫn source nếu có rewrite bài viết.

Last updated